I. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC
1.Vị trí, diện tích và vị thế địa lý
1.1.Vị trí địa lý:
Thanh Hoà là một trong 6 xã thuộc vùng 6 Thanh (Thanh Quân, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thanh Phong, Thanh lâm và Thanh Hòa) nằm phía tây nam của huyện Như Xuân, các trung tâm huyện 22 km, cách đường Hồ Chí Minh 10 km, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía bắc giáp Thanh Lâm và xã Thanh Phong,
- Phía tây giáp xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An,
- Phía đông giáp xã Xuân Quỳ
- Phía Nam Giáp xã Xuân Hòa.
1.2. Vị thế địa lý của xã.
Xã có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt phức tạp, có thôn Thanh sơn cách trung tâm xã 23km giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa bão.
2. Diện tích tự nhiên:
Tổng diện tích tự nhiên 8.638,82 ha, trong đó: Lâm Trường Sông Chàng quản lý là 4.551,76 ha; Trại giam Thanh Lâm quản lý: 1.474,48 ha, xã quản lý 2.621,58 ha.
Trong đó : Diện tích |lâm nghiệp 8.472,58 ha, Đất phi nông nghiệp 156,54 ha, đất chưa sử dụng 9,62 ha.
Xã có 6 thôn (Làng Cống, Tân Hiệp, Tân Hòa, Thanh Sơn, làng Bai và Tân Thành), dân số của xã có 550 hộ = 2.315 khẩu. Tổng số hộ nghèo: 266 hộ, chiếm 48,9%, số hộ cận nghèo 123 hộ chiếm 22,61%, với 04 dân tộc sinh sống gồm: Thái, Thổ, Mường, Kinh. Trong đó dân tộc Thái chiếm 98%, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là thôn Thanh Sơn cách trung tâm xã 23km đường xá núi non hiểm trở, đi vào thôn phải qua sông với cây cầu gỗ tạm bợ, mùa mưa lũ cây cầu bị trôi bà con phải đi bè, hiện tại chưa phủ sóng điện thoại, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Tổng diện tích tích tự nhiên: 8.638,82 ha.
Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp : 6,964,06 ha (chiếm 80,6%)
a). Đất sản xuất nông nghiệp: 282,76 ha
Cây hàng năm
+ Đất trồng lúa : 95,92 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác : 99,74 ha
Cây lâu năm
+ Cây công nghiệp lâu năm : 87,10 ha
b) Đất lâm nghiệp : 6657,04 ha
+ Đất rừng sản xuất : 2.105,28 ha
+ Đất rừng phòng hộ: 4.551,76 ha
c). Đất nuôi trồng thuỷ sản :24,26 ha
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt : 24,26
d) Đất nông nghiệp khác : 1.674,76
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 1.665,14ha (chiếm 99,4%)
- Diện tích đất chưa sử dụng: 9,62 ha (chiếm 0,6%)
3. Dân cư và dân tộc
3.1. Quá trình phát triển dân cư
a) Tổng dân số năm 1999: 1.750 người. Trong đó:
c) Tổng dân số năm 2009: 2.045 người. Trong đó:
d) Tổng dân số hiện nay (31/12/2016): 2.315 người. Trong đó: Nam 1.215 người; Nữ 1.100 người.
3.2. Mật độ dân số hiện nay (31/12/2016) là 26 người/km2
3.3. Cơ cấu dân số theo theo trình độ văn hóa
a) Tỉ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết (năm 2009, 2015) = 100%.
b) Giáo dục phổ thông có chất lượng tiểu học năm 2003
- Năm hoàn thành phổ cập THCS năm 2004
- Chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông
3.4. Dân số trong độ tuổi lao động hiện nay (2015, 2016): 1.222 người ( chiếm 52,8%); Trong đó:
3.5. Dân số lao động làm việc trong các ngành kinh tế qua một số năm (1996, 2006, 2010, 2015)
a) Lao động nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản: Số lượng người: 936 người, Tỉ lệ 76,6%
b) Lao động công nghiệp - thủ công nghiệp - xây dựng: Số lượng người: 230 người, Tỉ lệ 18,8%
c) Lao động dịch vụ: Số lượng: 56 người,Tỉ lệ 4,6%
3.6. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư (số liệu tính đến ngày 31/12/2016 là 2.315.
a) Dân tộc Thái: 2.268.người (Chiếm 98 %); phân bố chủ yếu ở các 6/6 thôn.
b) Dân tộc Mường: 6 người (Chiếm 0,25 %); Phân bố tại Thôn Thanh Sơn.
c) Dân tộc Thổ: 6 người (Chiếm 0,25%); phân bố chủ yếu ở các thôn Tân Hòa, Thanh Sơn.
d) Dân tộc Kinh: 23 người (Chiếm 1,5%); phân bố chủ yếu ở các Thôn Làng Bai, Làng Cống, Tân Thành.
3.7. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi địa bàn xã, Tiếng Thái, Tiếng Phổ Thông.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ
1. Tên gọi các thời kỳ
1.1. Tên gọi trước đây:
Xã Thanh Hòa trước đây có tên gọi theo tiếng Dân tộc Thái trắng là Mướng Pán thuộc Tổng Quân.
Đến năm 1964 Tổng Quân được chia tách thành 03 xã, Thanh Quân, Thanh Lâm và Thanh Phong (Mướng Pán).
Đến năm 1999 xã Thanh Hòa được chia tách ra từ xã Thanh Phong.
1.2. Sự thay đổi tên gọi các thời kỳ:
- Từ năm 1964 trở về trước có tên gọi là Mướng Pán - Tổng Quân.
- Năm 1964 có tên gọi là xã Thanh Phong.
- Từ năm 1999 đến nay có tên gọi là Thanh Hòa.
1.3.Tên gọi hiện nay:
Sau quá trình hình thành và phát triển cùng với biết bao thăng trầm của đất nước, với rất nhiều lần đổi tên, đến năm 1999 Thanh Hòa đã trở thành tên gọi chính thức của xã cho đến tận bây giờ, tên gọi ấy được đặt theo tiếng phổ thông (Dân tộc kinh) có nghĩa là Yên bình và gắn kết.
2. Lịch sử hình thành: .
2.1. Xã Thanh Hòa chính thức được thành lập theo Nghị định số 65/NĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh điều chỉnh địa giới hành chính.
2.2. Xã Thanh Hòa nằm ở phía Tây của huyện Như Xuân, cách Trung tâm huyện khoảng 20 km.
2.3. Địa dư hành chính của xã qua các thời kỳ: Mướng Pán - Tổng Quân huyện Châu Như; Mướng Pán - Thanh Quân huyện Như Xuân, Mướng Pán Hợp tác xã Tân Thành xã Thanh Phong huyện Như Xuân; Xã Thanh Hoà huyện Như Xuân.
2.4. Hiện nay xã gồm 6 thôn,
2.4.1 Thôn Làng Bai (Theo tiếng Dân tộc Thái có nghĩa là Ban Phải) Theo các cụ trong Làng kể lại, lúc bấy giờ mảnh đất này đang con khá hoang vu, rậm rạp, có một người đàn ông không rõ tên tuổi đi ngang qua khu vực này thấy mảnh đất có vị trí rất thuận lợi ông đã dừng chân tại đây khai khẩn đất đai, lấy vợ sinh con đẻ cái và dần hình thành làng. Sau khi ông chết được chôn cất ở Pú Tến nay là Khe Bò, được dân làng Lập đền thờ Hướn Ổng Đăm (Pú Lý). Nay Đền thờ ấy vẫn còn, gọi là Miếu thờ Ông Danh. Theo thời gian phát triển, ngày càng có nhiều người đến khai phá thành ruộng đắp bai để phục vụ nước sản xuất, hình thành hợp tác xã sinh sống bao đời nay lưu truyền từ đời này qua đời khác.
2.4.2 Thôn Tân Hiệp: Trước kia tên gọi theo tiếng dân tộc Thái là Ban Pàn, thuộc Mường: Mướng Pán - Tổng Quân xã Thanh Quân ngày nay (Ban Pàn có nghĩa là luôn đi tìm nơi ở mới, qua quá trình gọi lại chuyển sang tên Ban Pán và Ban Pán cũng là gốc của tên Mướng Pán sau này, khi chia tách địa giới hành chính Mướng Pán được lập thành xã Thanh Phong.
Ý nghĩa của tên gọi, trước đây xã Thanh Quân gồm có 3 Mường; Mướng Cháng; Mướng lự; Mướng Pán; (Mướng Pán gồm Làng Bai; Tân Thành; Làng Cống và Tân Hiệp, vậy Ban Pán (là Tân Hiệp) đại diện cho Mướng Pán.
Từ Năm 1964 đến năm 1999 Mướng Pán - Tổng Quân (xã Thanh Quân ngày nay) được chia tách ra và thành lập xã Thanh Phong, thời kỳ này thôn Tân Hiệp có tên là Đội sản xuất đội 5, Hợp tác xã Tân Thành, xã Thanh Phong (Ý nghĩa của tên gọi theo thứ tự từ đầu Hợp tác xã đến cuối Hợp tác xã), đến năm 1990 Hợp tác xã Tân Thành được chia tách ra thành 3 thôn gồm thôn Tân Thành, thôn Tân Hiệp, thôn Tân Hoà đều có chữ đầu là (Tân).
Từ năm 1999 đến nay:
Ngày 20 tháng 8 năm 1999 xã Thanh Hòa được thành lập trên cở sở tách ra từ xã Thanh Phong, thôn Tân Hiệp trở thành một thôn của xã Thanh Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Theo ông cha kể lại trước kia có ông Họ Lương quê ở Nghệ an đưa vợ, con đi tìm nơi ở mới và tìm đến Tân Hiệp ngày nay tháy mó nước nên làm nhà ở khai hoang phục hóa, từ đó thành bản và các Họ khác cùng đến định cư và sản xuất.
2.4.3 Thôn Tân Thành: Trước đây tên gọi của thôn là Ban Bành theo tiếng gọi của dân tộc Thái, đã được ông cha ta đặt từ khi có mãnh đất này, từ khi chia cắt cách đây khoảng 4 thế kỷ do anh cả ở Làng Bai chia cho em út, Ban Bành có nghĩa chia làng.
Thời kỳ năm 1975 là Hợp tác xã hợp nhất từ Làng Bành, Làng Bai, Làng Cống và Làng Bia, là một Hợp tác xã bậc cao, sau này gọi tên là Tân Thành vì đã hợp nhất các HTX thành một hợp tác. Tên gọi có ý nghĩa đoàn kết các cụm dân cư, tên gọi hiện nay là thôn Tân Thành, theo tiếng gọi của dân tộc Thái trắng, có ý nghĩa là thành hệ thống nhất.
2.4.4 Thôn Làng Cống trước đây có 03 hộ đến sinh sống đặt tên Làng là Ban Không theo tiếng thái trắng tức làng sống cho đến nay không nhớ thuộc họ nào mà chỉ nhớ tên là Ông Ử sau đó gọi lái sang Ban Công theo tiếng dân tộc thái, tiếng kinh gọi Làng Cống, Làng Cống thuộc Hợp tác xã Tân Thành. Bấy giờ Hợp tác xã Tân Thành gồm 5 đội sản xuất (Đội 1: Làng Bai, Đội 2: Tân Thành, Đội 3: Làng Cống, Đội 4: Làng Bia, Đội 5: Tân Hiệp). Đến năm 1986. Hợp tác xã Tân Thành chia thành 3 thôn: Tân Hiệp, Tân Thành, Tân Hòa; trong đó thôn Tân Hiệp gồm 3 làng: Làng Cống, Làng Bàn và Làng Thé. Đến tháng 7 năm 2007 thôn Tân Hiệp tiếp tục chia tách thôn thành: thôn Làng Cống (gồm: Làng Cống và Làng Thé), thôn Tân Hiệp. Cho đến bây giờ tên gọi Làng Cống vẫn được giữ nguyên theo đúng ý nghĩa của tiếng dân tộc Thái chiếm đại đa số trên địa bàn thôn. Tuy nhiên ý nghĩa của tên gọi, hay tại sao lại đặt tên như vậy vẫn còn là một dấu hỏi.
2.4.5 Thôn Tân Hòa: Tên trước đây có tân là Chòm Bia (theo tiếng dân tộc Thái)
Lịch sử hình thành Chòm Bia: Trước kia có 01 cặp vợ chồng họ Lữ đến sinh sống tại đây và sinh ra 01 người con Gái, ông bà đặt tên cho con là Bia. Từ đó được gọi là Chòm Bia; sau này nhiều hộ đến sinh sống đặt tên thành 6 bản gồm; Bản Kẹm, Bản Bia, Ban Ná Cọc, Ban Cỏ Cại, Ban Phe, Ban Ná Mái.
Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ:
Từ năm 1954 đến năm 1996. Gọi là HTX Nông nghiệp Bản Bia, lúc bấy giờ đã có nhiều hộ sinh sông nên gọi theo tiếng Thái là Ban Bia.
2.4.6 Thôn Thanh Sơn Tên thôn đầu tiên được gọi là (Ban Huôi Pủ) do ngày xưa các cụ đi làm nương rẫy nhìn thấy tiềm thế có khả năng đắp được bai, đập để sinh sống nên đã dựng lán trại để ở và khai hoang để trồng cây và lúa nước, ban đầu có 3 hộ khai phá, sau có một số hộ các nơi di cư đến đây ở lại làm ăn và thành lập nên Làng. Năm 1935 đổi tên thành hợp tác xã Thành Công thuộc xã Bình Lương. Đến năm 1956 chuyển tên thành hợp tác xã Thanh Sơn, thuộc xã Thanh Quân với ý nghĩa thôn cách xa trung tâm xã, ở sâu trong rừng, hẻo lánh (Thanh Sơn).
Năm 1966 là hợp tác xã Thanh Sơn, thuộc xã Thanh Phong
Từ năm 1999 - 2002 là bản Thanh Sơn thuộc xã Thanh Hòa
Từ năm 2002 đến nay đổi tên thành thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa.
Nghe các Ông cha kể lại ngày xưa ở nơi này chỉ là vùng đất mới chưa có người sinh sống, có ba anh em Họ Lương quê ở Nghệ an đi săn bắn đến khu Làng Kẹm (Tân Hòa) thấy nơi đây thuận lợi cho việc sinh sống, nên đưa gia đình đến đây dựng lán, trại khai hoang, ở đây một thời gian tháy nơi này chưa phù hợp cho việc sinh sống lâu dài và đi tìm nơi mới, đến chỗ Làng Bàn Tân Hiệp ngày nay tháy có nguồn nước chảy ra từ chân núi nên chuyển nhà ra ở và đạt tên làng là Ban Pàn (theo tiếng Dân tộc Thái) có nghĩa luôn đi tìm nơi ở mới, sau đó các anh, em chia nhau ra thành lập làng mới, một người đưa vợ con đi ở Làng Bai ngày nay đạt tên Làng là Ban phải (theo tiếng thái) có nghĩa làng có bai thuận lợi cho việc đấp mương bai để làm ruộng; một người đến ở Làng Bành Tân Thành ngày nay đạt tên là Ban Bành có nghĩa là chia nhau ra ở nơi mới; kể từ đó sinh sôi nảy nở và có nhiều dòng họ tìm đến ở cùng ngày càng phát triển thêm, thành lập thêm làng mới như làng Cống (Ban Công) Làng thẻ, (Ban phe)Làng Bia (Ban Bia) Làng Kẹm (Ban kẹm, gọi theo tiếng thái
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Đặc điểm địa hình: Xã Thanh Hòa có đồi núi đá cao địa hình bị chia cắt phức tạp.
1.2. Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã, gồm: Đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm khác; đát trồng cây công nghiệp lâu năm: Đất lâm nghiệp, gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ;
đất nuôi trồng thuỷ sản; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng;
1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn của xã.
a. Sông Chàng tiếng Dân tộc thái gọi là (Nặm Cháng) "Nặm" có nghĩa nước, "Cháng" tức là tên của Mướng Cháng thuộc xã Thanh Quân ngày nay, con sông bắt nguồn từ đó chảy về; Suối bò Khe Bò( huôi ngúa); "Huôi" có nghĩa là suối; "Ngúa" có nghĩa là bò (trước kia có nhiều bò rừng sinh sống; ông, cha đạt tên là suối bò theo tiếng Thái trắng gọi là (Huôi ngúa); Suối poọng tiếng thái gọi (Nặm Poọng) trước kia có nhiều động vật sinh sống như Voi, Hổ vào ban đêm thường kêu, gào, thét vì vậy ông cha đặt tên Nặm Poọng có nghĩa luôn có tiếng động không được bình yên.
b. Sông Chàng (Nặm Cháng) chảy qua Thôn Thanh sơn; Suối bò Khe bò (Huôi ngúa) tên gọi ngày nay chảy qua Làng Bai, Tân Hiệp, Tân Thành, Làng Cống; Suối Poọng ( Nặm Poọng) chảy qua Tân Tành, Làng Cống.
c. Các con sông, con suối này là nơi cung cấp nguồn thủy sản lớn như tôm, cá, ốc cho người nhân dân trong xã, đặc biệt là nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho vụ sản xuất, sinh hoạt hàng ngày.
1.4. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã.
a. Núi Phả Mẻn độ cao 400m gọi theo tiếng dân tộc Thái trắng nay thuộc Thôn Làng Bai, Tân Thành ; Pú Tến (theo tiếng Thái trắng) cao 150m ở Thôn Tân Hiệp; Phả Nọi (độ cao 120m so với mặt đất), núi Phả Puc (độ cao 70m) và một hang động Phả Nọi nằm trong ngọn núi Phả Nọi giáp danh giữa Làng Cống, Tân Hiệp; Pú Kẹm; độ cao của núi khoảng 500m; Tên gọi đồi theo tiếng dân tộc Thái, núi đá: Phả Cằn Pong; Phả Bò; Phả Đảy có độ cao khoảng 300m; Tên gọi theo tiến dân tộc Thái ở Thôn Tân Hòa; (Pú Phả Tuộc) độ cao khoảng 300m; (Pú Phả Nhiễm) độ cao khoảng 270m do đó là hang Dơi, Pú Phả Kẹm Đinh cao khoảng 250m ở Thôn Thanh Sơn.
b. Núi Phả Mẻn ở Thôn Làng Bai, Thôn Tân Thành đây có một con hang nhỏ bao trùm rất mát mẻ, mùa hè đến dân làng thường vào đây vui chơi nghỉ trưa, ở có biểu tượng các hòn đá như ghế, trống đúc kết thành tảng rất đẹp các khối đá tạo nên biểu tượng các hình đặc trưng (theo tiếng dân tộc thái trắng gọi là Phả mẻn theo).
Pú tến ở Thôn Tân Hiệp, Ông cha kể lại trước kia có nghĩa quân và các quân tướng chạy giặc về đây tạm lãnh nạn nơi đây và đặt tên cho các thôn, làng như Bản Bai, Ban Bành, Bản pán, Bản Cống, sau khi rút đi dân làng lập đền thờ nên gọi Pú Tến (theo tiếng Dân tộc Thái trắng) Pú Tến có nghĩa là đồi có đền; Phả Nọi ở Thôn Làng Cống, Tân Hiệp theo tiếng Thái trắng có nghĩa là núi đá nhỏ, Phả nọi có hang động trước đây có rất nhiều rơi dân làng thường; tên đồi, núi Pú Kẹm do hai bên đồi có hai lèn đá nên gọi là Pú Kẹm. Phả Cằn Pong là trong Núi đá có Rắn Cặp Nong nên gọi là Phả Cằn Pong; Phả Bò là trong Núi đá có 01 mạch nước chảy ra; Nên gọi là Phả Bò. Phả Đảy là đi qua lèn đá đó phải bắc cầu thang, nên gọi là phả đảy;
1.5 Các Hang ở thôn Thanh Sơn: Thăm Nhiễm (Hang Nhiêm), gọi theo tiếng dân tộc Thái, có nghĩa là Hang có rất nhiều dơi ở, ngày xưa các cụ thường đi vào hang lấy đất về để chế diêm nên gọi là Hang Nhiêm. Hang Phả Tuộc có nhiều cảnh quan kì vĩ, còn hoang sơ chưa được khám phá gọi theo tiếng Thái là Hang Phả Tuộc.
1.6 Thung lũng ở thôn Làng Bai giáp với Tân Thành, trước đây thung lũng là nơi chăn thả gia súc của dân với diện tích rộng không chia cho bất kể gia đình nào mà nơi đây là nơi chăn thả trâu, bò,…trước đây thung lũng còn là nơi các thiếu nữ mang theo váy, khăn đi theo vừa chăn trâu bò vừa thêu thùa, theo tiếng Dân tộc Thái thung lũng gọi là Lồng Lấu; sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng; Thung lũng có ý nghĩa đặc biệt gắn bó với dân cư từ lâu đời, nơi đây ngày xưa là một khu đồng bằng dễ dàng đi lại cư dân thuận lợi chăn thả các gia súc vào khu vực này dần dần khu vực này là nơi để cư dân chăn thả gia súc phần đất không riêng của ai mà là phần đất chung cho cả làng.
1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn xã;
a, Các loại động vật sống ở khắp các thôn trong toàn xã như Voi, hổ, gấu, khỉ, Hoảng; Hưu, Nai, Lợn, Đon, Nhím, Gà, rùa, ba ba, kì đà, tê tê đều có giá trị kinh tế cao.
b, Hiện nay còn một số loài như lợn rừng, kì đà, rùa, gà, chim, rắn, ong và các loại động vật thuộc loại cày vẫn đang còn sống chủ yếu ở trong rừng thuộc các thôn trong xã, còn nhiều loài động vật như: Voi, Hổ, Gấu, Khỉ, Hoảng; Hưu; Nai; Nhín; Tê Tê... đã bị tiệt chủng.
1.8. Thống kế các loài thực vật (gồm các loại gỗ cây gỗ như: Lim, sến, táu, trường mật,...có giá trị kinh tế cáo, cây làm thuốc...), các loại thực vật làm thuốc mà dân tộc Thái thường dùng đẻ chữa bệnh có hiệu quả như: Cỏ cắm, cờ lượt chữa đau bụng, cây nha nài (nải cứu) chữa đau đầu bằng cách hơ qua lửa rồi đắp lên đầu, Bỏ bọc pịp cây hoa bìm bịp ngâm với nước "Biếng" tiếng Thái đen, Mo Nưng (tiếng thái Trắng) rồi xoa bóp toàn thân để chữa bong khớp, đau lưng, cây Cà Tu chữa đau răng rất hiệu quả….
2. Đặc điểm lịch sử
2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn xã gồm có Hang Ná Háo ở thôn Tân Thành ở nơi đây rất mát mẻ mùa đến người dân thường vào vui chơi nghỉ trưa, Hang Tà Quang ở thôn Tân Hòa trước đây người dân thường đén đây lấy đất ở trong hang để bón ruộng, hang có độ cao khoảng 20m, rộng 10m, chiều dài 100m nơi đây có thể khai thác để làm điểm tham quan, du lịch; Thác Leo Dây ở Khe Bò (Huối nguá) chảy qua thôn Làng Bai, Tân Hiệp, Tân Thành, Làng Cống, Thác leo Dây gồm có 4 thác lớn tính từ ngoài vào trong, tên gọi thác khe gió, thác leo dây, thác chim, thác cây trò, các thác có độ cao khoảng từ 10m đến 15m và có nhiều thác nhỏ dọc theo khe; ở nơi đây mùa hè mát mẻ nước chảy quanh năm cảnh đẹp kì vĩ, nguồn nước trong xanh, thực vật đa dạng cứ vào mùa hè người dân trong xã và các xã lân cận thường vào đây vui chơi, nghỉ mát vì vậy có thể khai thác thành điểm du lịch sinh thái để mọi người được biết.
Hiện tại Đảng bộ Thanh Hòa gồm 9 chi bộ/128 đảng viên đó là: Chi Bộ thôn Tân Hiệp, chi bộ Thôn Tân Hòa, Chi Bộ thôn Tân Thành, chi bộ thôn Làng Cống, chi bộ thôn Làng Bai, chi bộ thôn Thanh Sơn, Chi bộ Trường TH&THCS Thanh Hòa và Chi bộ trường Mầm non, Chi bộ Trạm y tế xã Thanh Hòa
2.4. Những đóng góp sức người, sức của trong các cuộc kháng chiến: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Thanh Hòa có 87 người tham gia trong đó có 81 bộ đội ; Số lượng thanh niên xung phong 02; Biên phòng 04, Số lượng liệt sĩ 20 đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, có 04 người là thương binh, 01 bệnh binh, 02 người nhiễm chất độc hóa học.
Quân dân xã Thanh Hòa đã có nhiều đóng góp về vật chất như thực phẩm, tiền bạc cho hai cuộc kháng chiến Trường kỳ Chống Pháp và Chống Mỹ.
2.5. Những kết quả quan trọng nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:
Việc bảo vệ, quê hương đất nước từ trước đến nay luôn được nhân dân xác định là nhiệm vụ của toàn dân, chính vì vậy trong những năm kháng chiến nhân dân xã Thanh Hòa đã góp sức người, của cải vật chất ra tiền tuyến có nhiều anh hùng liệt sĩ đã hy sinh quên mình vì Tổ quốc, có những người còn mang trong mình những vết thương do đạn bom gây nên và chất độc hóa học để lại di chứng tật nguyền cho đời sau. Trong thời bình ngày nay hàng năm được cấp trên giao chỉ tiêu tuyển quân cán bộ và nhân dân trong xã luôn hăng hái để mong muốn được cho con em đi nghĩa vụ quân sự.
Việc xây dựng đời sống văn hóa làng xã, văn hóa hiện nay xã đã khai trương trên tất cả 6/6 thôn và 2 cơ quan văn hóa Trường TH & THCS, Trường Mần non được công nhận cấp Tỉnh trường Mần non, cấp huyện Trường trung học cơ sở và Làng Bai, Làng Cống; Về bản sắc văn hóa của dân tộc được lưu truyền trong việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được nhân rộng khắp thôn làng trong toàn xã, việc cưới việc tang đã thực hiện theo nếp sống văn hóa mớ tình trạng tảo hôn được giảm đáng kể, các hủ tục lạc hậu dần được bãi bỏ,
Phong trào xây dựng nông thôn mới được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhiều hộ đã hiến đất đóng góp của cải vật chất để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiêu biểu như hộ nhà Ông Vi Văn Thương hiến .........?
2.6. Số lượng các loại huân, huy chương được thưởng ? Loại cao nhất là gì ?
( Không có)
2.7. Các danh hiệu của xã được công nhận xã chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010 được tỉnh công nhận vào năm 2008, xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn (2011 - 2020) được tỉnh công nhân năm 2016.
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1. Đặc điểm sản xuất, kinh tế của xã: Thanh Hòa là một xã có nền kinh tế sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu.
3.2. Các loại cây trồng chủ yếu: Sản xuất lúa, sắn, ngô, Mía, Keo, xoan.
3.3. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: Gồm có Mía, Sắn, Keo
3.4. Các loài vật nuôi chủ yếu: Nhân dân trong xã chủ yếu chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm các loại.
3.5. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn xã ( chưa có)
3.6. Trên địa bãn xã có diện tích rừng tự nhiên là : 6.657,04 ha trong đó:
+ Rừng sản xuất : 2.105,28 ha
+ Đất rừng phòng hộ: 4.551,76 ha
Rừng nghèo kiệt……ha
3.7. Các nghề truyền thống trước đây và hiện nay chăn nuôi đại gia súc, Nghề dệt thổ cẩm, đan lát, mộc ở trong toàn xã trong đó nghề dệt thổ cẩm hiện này đang được khôi phục định hướng của xã dể phát triển nghề này là gắn với du lịch cộng đồng
3.8. Các chợ trên địa bàn của xã, bao gồm các chợ có từ lâu đời trước đây, các chợ mới xây dựng; tình hình hoạt động của chợ có hiệu quả không; những mặt hàng buôn bán trao đổi chủ yếu ở chợ ( không có)
3.9. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng: Xã có đập Kho Bò, đập Bai Nhạo và hệ thống Mương Bai tưới tiêu cho toàn xã
3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã: Gồm có tuyến đường liên xã Xuân Quỳ đi Thanh Quân, Cầu sông Chàng và các tuyến đường liên thôn như tuyến Làng Cống- Tân Hiệp, Tân Thành- Làng Bai.
3.11.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã, có vàng sa khoáng phân bố chủ yếu ở Khe Bò thôn Làng Bai, khe mài Tân Hòa, khe khun Làng Cống.
3.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã: hiện nay 06/06 thôn bản trên địa bàn xã đã được phủ kín mạng lưới điện Quốc gia.
3.13. Hệ thống nước sạch trên địa bàn của xã 387 hộTỷ lệ người dân được hưởng hệ thống nước sạch đạt 71,1%
3.14. Hệ thống viễn thông, trạm thu phát trên địa bàn xã có 03 trạm thu phí.
3.15. Hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn xã hiện nay đã có 5/6 thôn còn 01 thôn chưa có là thôn Thanh Sơn.
3.16. Hệ thống các trường học trên địa bàn (MN,TH, THCS)
3.17. Các cơ quan, đơn vị đã từng đóng trên địa bàn (qua các thời kỳ )( Không có)
3.18. Hiện trạng mạng lưới y tế trên địa bàn xã được Tỉnh công nhận xã chuẩn quốc gia về y tế.
3.19. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay (theo chuẩn mới) 48,9%
3.20. Những tiềm năng phát triển kinh tế của xã, số người trong tuổi lao động cao và tiềm năng về đất đai
4. Đặc điểm văn hóa
4.1. Dấu tích văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần
a). Đình: (Không có)
b) Đền: (Không có)
c) Chùa (Không có)
4.3. Những văn bia trên địa bàn bản xã ( không có)
4.4. Những sắc phong còn lưu giữ ? Nơi lưu giữ: ở thôn/làng nào hoặc gia đình, dòng họ nào lưu giữ( không có)
4.5. Các lễ hội trên địa bàn xã không có)
4.6. Những phong tục tập quán của cộng đồng dân cư trong xã.
- Mang thai và sinh đẻ:
Trước đây trong quá trình mang thai, người Thái có quan niệm không nên ở một chỗ mà nên làm công việc nhẹ nhàng, cử động thường xuyên để đến tháng sinh con được dễ dàng. Chuẩn bị đến ngày sinh, các bà cụ có kinh nghiệm đến trực tại nhà và chuẩn bị cơm lam, các loại lá thuốc, cây thuốc để ngồi, nấu nước uống, chuẩn bị sinh đẻ người chồng không cho đến gần vì trước kia quan niệm hay "thẹn" nên khó đẻ, sau khi đứa tré chào đời nhờ một người có tính cách, phẩm chất tốt đẹp sẽ nhai miếng cơm lam đầu tiên chớm lên môi đứa trẻ đó tiếng thái gọi là(chòm) và mẹ con chỉ ngủ ở cạnh bếp sau ba ngày là ra cữ, mời anh, em họ hàng nội ngoại đến mừng cùng gia đình và đặt tên cho em bé, thường là đại diện gia đình bên ngoại đặt tên, kể từ đó bố, mẹ của em bé được gọi theo tên người con đầu và cúng ngày hôm đó mẹ con em bé mới được về phòng của mình ngủ. Ngày nay phong tục đẻ tại nhà đã dần được rỡ bỏ khi gần đến ngày sinh gia đình đưa bà mẹ đến Trạm y tế hoặc bệnh viện sau khi đẻ xong, gia đình đón về nhà và làm các thủ tục cầm vía như trước kia vẫn không thay đổi; tuy nhiên có nhiều gia đình học hỏi theo người dân tộc kinh khi bé tròn 01 tháng lại tổ chức đầy tháng cho em bé.
- Phong tục liên quan đến hôn nhân(cưới hỏi) của các dân tộc thái trong xã.
Tục bắt vợ: Ngày xưa tục bắt vợ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bắt vợ cũng có nhiều trường hợp khác nhau, có thể qua tìm hiểu, qua hai bên gia đình sắp đặt hoặc bên chàng trai yêu đơn phương không giám nói ra nên mượn bạn bè đi bắt về. Cứ đến mùa cưới hỏi gia đình họ trai lại chuẩn bị mọi điều kiện để cho con trai xây dựng gia đình như lợn, gà, rượu cần, gạo nếp, trầu cau, các đồ trang sức như vòng bạc, áo khóm, váy, vải……….đến một ngày nào đó được ngày lành tháng tốt họ trai tổ chức họp mặt gai đình chuẩn bị đi bắt vợ, cử một nhóm thanh niên cùng đi với chàng trai sắp cưới vợ đến nhà cố gái, cô gái này có thể được tìm hiểu lẫn nhau và biết trước mình bị bắt để chuẩn bị hoặc có thể chỉ được bên chàng trai yêu đơn phương đến bất ngờ bắt đi và không được biết trước, khi trời gần sáng nhóm thanh niên bắt cô gái và "lôi" đi, cô gái "khóc kêu lên", người Thái ngày xưa quan niệm rằng, nếu cô gái không khóc thì đã thể hiện quá rõ việc bản thân muốn lấy chồng, sẽ bị bạn bè cười chê nên yêu cũng khóc, không yêu cũng khóc, vì vậy họ hàng, làng xóm có nghe thấy cũng mặc kệ vì cho rằng họ chỉ bắt vợ. Sau khi bắt đi bên họ trai để lại ít trầu cau, ít tiền lẻ để trên gác bếp nhằm mục đích thông báo cho gia đình họ gái được biết con gái mình đã đi lấy chồng; Khi đoàn thanh niên bắt vợ đến gần nhà thì cử người chạy đến thông báo cho gia đình họ trai biết đã lấy được vợ, bên nhà trai thắp đóm lửa đã được chuẩn bị trước đi cùng đón dâu, mẹ chồng đem theo áo dài truyền thống tiếng thái gọi là (áo luồm) trùm lên đầu cô dâu, khi mới đến nhà trai cô gái phải sờ vào cột nhà nhưng phải là cột cái dưới bàn thờ. Điều này có ý nghĩa là báo cáo cho tổ tiên biết, còn áo luồm được mẹ chồng chuẩn bị cho con dâu khi về nhà chồng và chỉ được mặc lúc cô dâu đi làm cô dâu, cho người chết hoặc khi chết họ mắc áo này ra bên ngoài;
Khi đoàn nhà trai đi đón cô dâu, đến chân cầu thang cô dâu, chú rể phải làm thủ tục rửa chân trước khi lên nhà, nước rửa chân gồm 02 nồi xanh đôi chồng lên nhau, 2 sừng trâu, 2 vòng bạc, 1 gáo dừa để múc nước, người cao tuổi trong làng dùng gáo dừa dội lên bàn chân cô dâu, chú rể, sau đó chú rể dắt tay cô dâu bước lên cầu thang vào nhà và đưa cô dâu ngồi vào chiếc ghế mây đan truyền thống đã được chuẩn bị sẵn.
Tiếp đến là phần cầm vía cho cô dâu, chú rể: Thủ tục gồm 02 mâm cơm, 01 mâm tổ tiên, 01 mâm cho cô dâu chú rể bao gồm có, 1 đôi gà, 2 quả trứng gà, cơm sôi, 1 chỉnh rượu cần, cắm 4 se rượu 2 se buộc dây gai, 1 chai rượu và chén uống rượu, đĩa trầu cau gồm 4 miếng, 1 đôi áo nam nữ lồng vào nhau, thầy mo cúng xong, hai vợ chồng ăn cơm, uống rượu, ăn trầu cau. Mẹ chồng lúc này sẽ lấy phần lòng đỏ quả trứng gà bôi lên đầu cô dâu và búi tóc ngược lên trên đỉnh đầu cô dâu (Tiếng Thái trắng gọi là (nhỏ câu) từ đây có nghĩa là gái đã có chồng và chỉ khi có người thân trong gia đình mất mới được thả tóc xuống.
Thủ tục chuẩn bị cho hôn lễ chính thức:
Sáng ngày hôm sau, sau đêm bắt vợ về, nha trai chuẩn bị sính lễ đi sang bên nhà gái gồm 1 đôi vòng bạc, 1 tấm vải lụa dệt truyền thống, 12 miếng trầu cau, 2 chai rượu, 2 người đi sang nhà gái để thông báo cho họ gái biết để bên nhà gái mời họ hàng làng xóm đến ngồi tiếp khách, họ gái cử 2 người sang bên họ trai để hỏi ý kiến cô dâu, chú rể đã yêu nhau và chú rể sẽ hứa hẹn với bên họ gái (cũng có trường hợp cô dâu khóc, từ chối, nhà gái không đồng ý, thì cô gái sẽ dược đưa về, thực tế nhưng trường hợp này ít khi xảy ra; Nếu cô gái chấp thuận thì bên nhà trai chở về báo cáo lại với họ hàng bên gái, lúc đó họ gái mới gợi ý giới thiệu họ trai đi tìm ông mối. Ông mối phải là người khác họ, đủ cả vợ chồng, đại diện cho nhà gái để nói chuyện và làm thủ tục thách cưới, Tiếng Thái gọi là (phan cà) sau khi tìm được ông mối họ gái mời họ hàng, bên ngoại đến để thách cưới( phan cà) bao gồm con lợn khoảng 50kg, gạo 5kg trơ lên, rượu 10 chai trở lên, bánh trưng 20 cái trở lên (nhưng phải là số chẵn), 01 mét vải dệt lụa truyền thống, 1 cái đĩa, 1 đôi vòng bạc đeo tây, 02 đôi gà, tiền mặt khoảng 1 triệu trở lên, hai bên thống nhất sính lễ bên họ trai nộp trước 01 vòng bac, tiền mặt và thống nhất chọn ngày cưới, bên họ trai tổ chức cưới trước, cử người sang mời nhà gái sang tham dự, phải là số chẵn như 16, 18, 20; bên nhà trai chuẩn bị đám cưới cúng tổ tiên và cầm vía cho cô dâu chú rể: Mâm cơn cô dâu chú rể bao gồm 01 đôi lợn, 01 đôi gà, có rượu cần cắm 4 se 2 se buộc dây đây gai, 2 chén rượu, 1 đĩa trầu cau, trước khi làm lễ cô dâu được mẹ chồng, cô bác bên họ trai đưa đi lấy nước.
Tiếp theo là thủ tục cầm vía: Chú rể, cô dâu ngồi ghế mây đan, sau khi thầy cúng làm thủ tục xong cô dâu chú rể uống rượu, chú rể uống trước, cô dâu uống sau, đến ăm cơm, ăn trầu cau, uống rượu cần cử 1 người em trai hoặc em họ để múc nước cho vào chỉnh rượu, đưa 2 se rượu được buộc dây cho cô dâu chú rể uống hết 01 sừng trâu (Người Thái quan niệm ràng nếu không uống số lượng rượu như vậy, sau này sinh con ra mắt sẽ bị lõm, nhưng nay quan niệm này đã bị mai một), tổ chức xong phần cầm vía cô dâu ra bái tổ tiên.
Phần họ hàng làng xóm đến mừng cô dâu, gồm có mâm 2 chai rượu, 1 cái đĩa để bỏ tiền, cử một người nói lưu loát, rõ ràng đến quan sát để cho tất cả mọi người tham dự đám cưới được biết về những hiện vật, quà mừng cô dâu chú rể. Sau đó cô dâu giót rượu mời cho bố mẹ chồng và ông bà, họ hàng, bên nhà chồng cử một người hướng dẫn để giới thiệu cho cô dâu nắm được để tiện cho việc sưng hô sau này, gia đình tổ chức ăn cơm linh đình, đến khuya tổ chức mắc màn cho cô dâu chú rể, công việc này do 2 bà có tuổi, một người giả chú rể, một người giả cô dâu, giả làm tiếng gà gáy để ngủ và đêm tân hôn đó chỉ có các bà già ngủ với cô dâu; đám cưới tổ chức xong được 3 ngày sau là buổi lại mặt. Hai bên họ trai, gái sang thăm nhau, một thời gian ngắn sau, cô dâu nhuộm răng đen, hình thức láy ống nứa khô cho một đầu vào lửa đốt một đầu cho khói ra và láy miếng kim loại hơ vào khói và cứ thế lấy ngón tay quyệt vảo răng làm nhiều lần, qua nhiều ngày răng sẽ đen bóng (người Thái quan niệm nhuộm răng để thể hiện con gái ấy đã có chồng và cũng là cho chắc răng, đẹp răng).
Tuy nhiên cùng với sự thăng trầm của lịch sử, sự phát triển của đất nước, nhiều phong tục như búi tóc lên đỉnh đầu, nhuộm răng đen, bắt vợ đã dần mai một và hiện tại chỉ còn một số ít người già tuổi cao còn lưu giữ được tục búi tóc ngược lên (con câu);
- Phong tục liên quan đến tuổi già:
Người dân tộc Thái người già luôn được mọi người kính trọng, hàng năm con cháu tổ chức làm Lễ cúng giải hạn, cầm vía cầu sức khỏe, bình an cho các cụ. Vào các dịp Lễ, Tết, cưới hỏi...người già được mời ngồi mâm trên, cứ khi có sấm sét báo hiệu muà mưa đến người Thái cho rằng trời về, trời kêu, tiếng thái gọi là (pha má, phá hong) các thầy mo cho rằng năm mới đã đến, lúc đó mới tổ chức giải hạn cầm vía được, con cháu trong nhà đi hỏi chon ngày lành tháng tốt rồi mời thầy mo đến cúng. Nếu chỉ việc giải hạn, mâm cúng chỉ 01 con vịt, 7 con gà nhỏ, 2 quả trứng, 2 chai rượu, 1 tấm vải dệt ngắn khoảng 40 cm, 01 ít sợi chỉ mầu trắng, 100.000đ tiền mặt và cúng khoảng 2 tiếng thì xong. Nhưng nếu tổ chức cầm vía thí lâu hơn, thời gian cúng có thể là 01 ngày, 01 đêm, trong đó phải 04 con lợn con, 01 con lợn to để cầm vía, tiền mặt 300.000đ , gà, rượu cần……rất tốn kém. Vì thế hộ nào có điều kiện mới làm được, tuy nhiên giờ đây các con vật để cúng có thể thay bằng tiền mặt tùy theo từng thày mo, khi thầy mo cúng gần xong,con cháu trong nhà đến "nhỏ bủn"(nâng hồn vía cho các cụ, người được cầm vía) bằng hình thức, một bên có một bao gạo, một bên ghế mây đan, trên mặt ghế có đĩa trầu cau, chén rượu được buộc bằng khăn thêu treo lên, khi thầy mo bảo thì tất cả con cái trong nhà nâng ghế hô lên 03 lần mới được, sang phần cầm vía thầy cúng nói đến đoạn chuẩn bị bái, con cái trong nhà tập chung đến bái 3 vái và thực hiện nhiều lần khác nhau, hình thức đứng quỳ gối xuống sắp hai bàn tây úp vào nhau, đầu quý xuống. Mâm cầm vía gồm có thịt gà, thịt lợn, rượu, 01 đĩa trầu cau, anh em họ hàng ai đến mừng thì bỏ tiền vào đĩa trên mâm khi cúng xong ông, bà được cầm vía và người thân trong gia đình đến "ăn" mỗi người một miếng dân tộc thái gọi là (tỏm bẳn).
- Phong tục ma chay.
Sau khi 01 người qua đời người Thái cho rằng đã về với tổ tiên, khi chết dù người già hay trẻ đều phải tổ chức làm lễ chu đáo cho người đã khuất, khi chết người nhà báo hiệu cho dân làng được biết bằng ba hồi chầy cối của dân tộc mình, sau đó đi mượn trống, chiêng làm thủ tục khâm niệm.
Nghi thức khâm niệm cho người chết: Con trai ôm người chết lên ngồi ghế mây "làm giả" tắm rủa, măc quàn áo, đội mũ, cho ăn cơm, uống rượu, các con dâu làm trải tóc, soi gương, nhuộm răng, trải một đôi chiếu chồng lên nhau dọc theo chiều dài của nhà ở gian ngoài, cho người chết nằm xuống rồi các con, anh, em trong nhà mỗi nhà sau đó láy một tấm vải dệt truyền thống màu trắng đã có sẵn ra phủ lên trên nhưng phải là số lẻ, con trai cả quét 3 lần rồi đánh trống các con dâu "khua luống" bằng 3 hồi dài liên tiếp (Tiếng Thái gọi là lên hiệu), tiếp sau đó, con trai cả vác dao đi trước người nhà đi theo sau 3 vòng xung quanh người chết (Tiếng Thái gọi là pé liệp) hết vòng thứ ba con trai cả đến bên trên đầu người chết tựa kiếm quỳ gối xuống bắt đầu cả nhà mới khóc xong căng màn cho người chết, gia đình cử người đi hỏi ngày giờ tốt để vào quan tài và ngày giờ chôn cất, sáng mai làm thịt con chó và sau đó các con rể thường có mỗi người con lợn đến trả ơn cho người đã khuất, gia đình nào có điều kiện thì làm thịt trâu các con vật này vừa làm thị cho dân làng đến phục vụ ăn ngoài ra các con vật này đều được cúng, khóc kể nộp cho người chết để đưa đi thế giớ bên kia, con chó mọi người chết mà đến tuổi trưởng thành đều phải có vì người Thái quan niệm rằng: Con chó này sẽ dẫn đường đưa linh hồn người chết lên trời, khi đi qua cầu mỡ trơn trượt, con người không sang được thì con chó làm nhiệm vụ đi trước "liếm" sạch mỡ ở cầu thì người mới sang được, còn làng xóm đến giúp việc đóng quan tài, khi được giờ vào quan tài xong thì đóng khung bằng nứa, tre, trang trí bằng các loại vải được dệt truyền thống xung quanh quan tài, anh, em họ hàng trong nhà bàn bạc chọn cô dâu, chú rể để làm thủ tục cho người chết và phân công người đi mời thầy mo, cô dâu, chú rể, thông gia, anh, em gần xa Tiếng Thái gọi là( pé chợ); Côn dâu, con rể trước khi đến phải có người nhà đưa đến bàn giao, con rể đem theo dao có nắp, con dâu đem theo trang phục để làm thủ tục cho người chết, khi các con dâu, rể đã đến đầy đủ lúc này anh, em họ hàng có người chết sẽ giao công việc làm. Người con rể cả có trách nhiệm phân công công việc cho các em rể làm một số việc như: Đi chặt luồng, cây để làm kiệu khiêng, làm cầu thang lên xuống, dây kéo co, đá làm mộ, cột để làm nhà.....sau khi hoàn tất các con rể bàn giao lại cho bên ngoại; Về phần làng xóm cử người đánh cồng, chiêng, nhảy sạp vui chơi (người Thái quan niệm rằng, người đang sống có những gì thì sang thế giới bên kia cũng phải cần những thứ như vậy. Thầy mo cúng đưa người chết đi tham quan, đi chợ ở dưới trần gian lần cuối cùng và tiễn đưa vong linh đến với thế gới bên kia, thời gian cúng ít nhất cũng 1 ngày 1 đêm, đến đêm cuối cùng để ngày mai tiễn đưa thì làm thủ tục còn lại, con dâu, rẩ đã được phân công từng cặp nhảy sạp, con rể đeo nắp dao, thắt khăn đen ở bên hông đứng ở bên trong, dâu mặc trang phục làm lễ ở bên ngoài. Khi đại diện dòng họ bên có người chết đọc tên từng cặp cùng vào nhảy, nhảy đi nhảy lại hết 3 vòng rồi rể trở ra ngoài dâu trở vào bên trong tiếp theo là phần kéo co: Tất cả con rể ở bên trong, con dâu ở bên ngoài kéo đi kéo lại 3 lần trong đó kết hợp với nhảy sạp kéo co thì đi kèm với đánh cồng, chiêng vui chơi. Thực hiện xong các thủ tục con rể vào cắm rượu cần, đến gần sáng con dâu, rể làm thủ tục lần cuối con dâu nâng gói cơm lên mời cho người đã chết, sau đó con dâu, rể ném còn, các rể đứng bên dưới, cô dâu đứng bên trên đưa trái còn đi lại 3 lần.
Đến giờ phút tiễn đưa: Con cháu trong nhà tổ chức làm mâm cổ cúng lần cuối cùng, khi đưa người con trai cả vác dao và ghế mây đi trước, các con rể đem theo 4 hòn đá, cột bằng lim, các con cháu trong nhà đem theo con gà con, cũi, nước các loại cây vào trồng. Ở bên nhà khi tiễn đưa đi thì phải chặt hết cầu thang mà các chú rể đã làm không nên để lại (theo người Thái quan niệm ...........?. Sau khi chôn cất xong về nhà tổ chức cầm vía cho gia đình có người chết và bàn giao khăn tang cho các con rể, con dâu, sau 01 năm thì tổ chức bỏ tang tiếng thái gọi là (báng tảng) con dâu, con rể, họ hàng thông gia đến làm thủ tục bỏ tang và con dâu, rể trao trả lại cho bên ngoại chiếc khăn tang đó, đến đây hết nhiệm vụ làm dâu, rể cho người chết.
Phong tục cúng Cơm mới
Trước kia cứ chuẩn bị vào mùa gặt, khi lúa chín thì các gia đình đi gặt mang một ít lúa về giã thành gạo rồi nấu cớm cúng tổ tiên, mâm cúng bao gồm cơm, cá sông nướng, rượu, sau khi cúng xong cho con mèo ăn trước, có nghĩa là báo cáo với tổ tiên là mùa vụ đã đến, (người Thái quan niệm rằng con mèo là con vật ăn ít không tốn kém vì vậy chọ con mèo ăn trước để cho con người ăn ít cơm đi để đỡ thiếu gạo. Đến khi gặt xong các gia đình tổ chức làm cơm mới cúng tổ tiên, Tiếng Thái gọi là (khâu mờ) cơm mới chủ yếu là đi xúc cá sống về làm với cây chuối gói thành các gói nhỏ rồi đồ lên tiếng thái gọi là (hò mọc) sau đó làm mâm cúng tổ tiên, tuy nhiên hiện nay phong tục nay đã bị mai một, chỉ còn một số ít gia đình duy trì được phong tục này.
Văn hóa ẩm thực:
Văn hóa ăn.
+ Món ăn hàng ngày.
- Bữa sáng cư dân thường người phụ nữ Thái dậy rất sớm nhóm bếp hông cơm (hoặc nấu cơm bằng nồi gang) sau đó trở lại làm việc nội trợ trong gia đình bình thường sau đó khoảng 5 đến 6 giờ cả gia đình ăn sáng cùng với vừng, lạc, cá nướng…
- Bữa trưa Cũng không khác gì buổi sáng nhưng bữa trưa thường chu đáo hơn kiếm thức ăn thêm như măng chua, thịt, chẻo, cá, nước nắm….sau bữa sáng có một người ở nhà để trông nhà và chuẩn bị cho bữa chưa.
- Buổi tối thì chuẩn bị chu đáo hơn trong các bữa ăn thường kiếm nhiều thức ăn hơn và có thức ăn ngon thường bảo anh hem họ hàng gần đó đến giao lưu thường xong bữa ăn tổ chức giao lưu văn nghệ như thổi kèn, khắp là chủ yếu.
+ Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè.
Người thái khi có dịp lễ tiết thường chế biến các món ăn đặc sản đặc trưng, thịt lợn cỏ là món thường hay sử dụng thông thường và không thể thiếu được trong lễ tiết – hội hè qua đó người thái còn thể hiện cúng trước mới mời khách, món chẻo của người Thái cũng không thể thiếu thể hiện sự dịu dàng chu đáo của người con gái Thái qua miếng chẻo, cơm nếp cũng là thành phần chính trong lễ tiết hội hè này không thể thiếu đó là cơm lam đặc trưng, ngoài ra các món ăn thông thường khác cũng được bổ sung thêm.
Cách nấu, chế biến; Lợn cỏ người thái hay thui rồi luộc sau đó thái xong dọn lên mâm qua lá chuối, rồi dả hạt dổi cùng với muối rang lên bày vào lá chuối.
Cơm lam người thái hay ngâm gạo qua đêm rồi đong vào ống nứa sau đó hơ trong bếp dần dần.
Món chẻo là món người Thái hay sử dụng chế biến đơn giản và hay dùng nhất chẻo chế biến gồm có xả, dầu dầu rồi dả cùng nhau cho thật mịn, cuốn các lá như lá chè; lá đu đủ, quả đu đủ.
+ Những món ăn đặc sản.
Những món ăn đặc sản của người Thái vẫn lưu truyền đến ngày nay đó là; Măng chua nấu với vịt bầu, cơm lam, chẻo, lợn cỏ luộc chấm hạt khẻn, canh bồi, da trâu gác bếp nấu canh môn.
Các món ăn của người Thái đơn giản nhưng rất đặc sản thể hiện qua sự chế biến khéo léo qua các bữa ăn hằng ngày, cách nấu và chế biến cũng không phức tạp nhưng món ăn lại rất hợp khẩu vị của dân cư và du khách thập phương khi qua nơi đây, món ăn và lòng hiếu khách của người Thái rất chân thật mến khách không kiêng kỵ, du khách dừng chân món ăn đặc sản là món ăn không thể quyên được khi du khách lưu lại nơi đây.
Các món ăn của người Thái đơn giản nhưng lại có tính đặc trưng mà dân tộc khác chế biến cũng không thể giống được, thể hiện qua các món ăn món chẻo, cơm lam thể hiện qua sự khéo léo của người con gái Thái có ngon hay không có chủ ý muốn mời khách hay không, qua đó có thể hiện được chân thành hay chưa.
Văn hóa uống.
+ Đồ uống hàng ngày.
Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: Người thái đồ uống thường cầu kỳ chè xanh bỏ vào ống nứa rồi lam lên có mùi thơm ngon thường buổi tối đàn ông thường quay quần bên nhau thưởng thức chè lam ngon thơm thể hiện qua tiếng khắp thái, kèn giao lưu quay quần bên bếp lửa chè lam cùng thưởng thức.
+ Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè.
Người thái trong mỗi độ tết đến xuân về thường giao lưu với nhau thưởng thức chè xanh, rượu cần cùng nhau giao lưu thể hiện lời ca tiếng hát, các dịp lễ tiết cùng với nước uống còn giao lưu với nhau qua nhảy xạp, cồng chiêng, khắp thái;
Cách pha rượu cần thường lấy nước giếng lọc qua rồi bỏ vào hủ rượu cần ngâm khoảng 30 phút, sau đó trong dịp lễ tiết-hội hè đó người cao tuổi nhất được mời trước và cùng với một khách quý trong lễ tiết, rồi cứ thứ tự như vậy mời khách cùng với đó là tiếng khắp, tiếng mời cũng được cất lên.
+ Những đồ uống đặc sắc.
Những đồ uống đặc sắc của người thái rượu cần, chè lam.
Người thái thường uống vào những ngày có sự kiện nổi bật của quê hương đất nước nhất là các lễ hội, những nét đẹp đó vẫn lưu truyền đến bay giờ nó càng làm tô đẹp thêm khi mỗi độ dịp lễ tiết-hội hè về quay quần bên nhau, cách pha chế chè lam bằng cây nứa…rồi hơ qua lửa từ từ cho đến xôi, rượu cần lấy nước giếng rồi lọc qua bỏ vào hủ ngâm khoảng 30 phút.
Trang phục truyền thống
Nói đến trang phục của người thái là là nói đến may thùa, dệt nổi tiếng bao đời nay của dân tộc thái về trang phục nữ váy của người thái được làm từ nhiên liệu tơ tằm kết hợp đan xen được người con gái thái thêu các hình tượng trưng trên váy như hóa hướng dương, hình ảnh mặt trời, hình con rồng hay những hình bậc thang…phụ nữ thái thường trang trí rất đẹp mắt trên váy với những hình ảnh nổi bật nhìn vào cảm thấy lung linh lạ thường, áo của những người phụ nữ thái thường là áo khóm thon gọn gàng mặc ra ngoài bên trong là áo phông trắng, khăn là trang phục được người phị nữ thái đan thêu với các hình tượng hai bên đầu của khăn còn ở giữa thường là không thêu để tự nhiên Trang phục của nữ giới hiện nay vẫn còn duy trì còn trang phục của nam gới đã bị mai một
Ngôi nhà truyền thống:
Người thái thường làm nhà bằng nhà sàn chất liệu là gỗ, tre, mây, tranh lập, nứa.
Cách sắp xếp bố trí sinh hoạt ở các gian trong ngôi nhà thường là ngăn các phòng ra để ở gồm có như phòng ông bà, bố mẹ, con cái và có một gian bước lên cầu thang là phòng đón khách sinh hoạt, gian cùng ngôi nhà là gian bếp chứa đựng đồ đạc sinh hoạt hàng ngày phong tục chuẩn bị làm nhà chỉ kiêng là vào tháng 4, 7, 10 (âm lịch) sau khi làm xong nhà ở nhà mới phải để lửa không tắt ba đêm và người đầu tiên ở ngôi nhà mới thường là ông bà hay cặp vợ chồng lên ở chứ không được ở một người nam, hay một người nữ mà phải có cặp vợ chồng. Trong ngôi nhà bố chồng và nàng dâu không ăn cơm cùng mơm thường là nam ăn cơm cùng nam, nữ ăn cơm cùng nữ và phải có khăn đội trên đầu, ngồi ghế mây (trường hợp này đã có thay đổi do xã hội phát triển).
Do thời gian và sự hình thành phát triển của xã hội các ngôi nhà truyền thống của người Thái dần bị mai một dần thay thế bằng những mẫu nhà kê đất theo lối kiến trúc của dân tộc Kinh.
4.7. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của Dân tộc Thái (như khặp, hát nhuốn kết hợp với kèn dao duyên vào ngày cưới, ngày lễ vui, có khặp đón dâu, khặp mời trầu, mời rượu cũng có thể khặp kết hợp với cúng khi con người thường bị bệnh hóa điên tiếng thái gọi là (phí chuồng) khặp, hát nhuốn có thể vừa hát, vừa sáng tác thêm, vừa sáng tác vừa khặp cho nên các bài khặp, hát nhuốn thường không có nhan đề, khua luống có 2 kiểu như khua luống vui như đón dâu, đón khách và có khua luống khi có người chết, lắm kèn có nhiều loại kèn như kèn nứa một ống, kèn bè nứa, kèn bằng lá cây; cồng chiêng đánh cồng chiêng khi vui ngày lễ thường treo 4 chiêng, đánh có việc đám ma thì treo đánh 3 cái mời rượu cần có thể mời ít còi nói khác so với mời uống nhiều còi); hiện nay còn duy trì được tất cả các truyền thống văn hóa tuy nhiên cũng dần mai mọt đi
4.8. Nguồn văn học dân gian của các Dân tộc Thái gồm: Truyện kể dân gian, như Tạo Hủn Lú, Náng O Piềm, Câu táng phửa đây câu cốp, theo tiếng thái, khặp, hát nhuấn có nhiều loại khặp như khặp đám cưới, khặp giao duyên, khặp rượu cần, khặp đến khách, tiễn khách, khặp kết hợp thổi sáo, sáo có nhiều loại sáo như sáo tre, nứa, lá cây; các trò chơi như chơi cù, ném còn, chơi cù trước kia luôn là trò chơi phổ biến nhất và các lứa tổi đều chơi được không kề mùa nào, ném còn cứ vào gần tết các cô gái trong làng lại làm trái còn cho thật đẹp, đi lên rừng láy cây về làm sặp để nhảy, đi xin mỗi hộ trong làng 1 bát gạo về để làm rượu cần khoảng 3 tết trở đi các đám thanh niên đi từ làng này đến làng khác để ném hình thức một bên là nhóm con trai từ làng khác đến ném với các cô gái trong làng khi bên nào bắt trượt trái còn thì bên đó mất lễ vật đến 10 tháng giêng trở đi bắt đầu tổ chức uống rượu cần các cô gái cử nhau đi mời rượu cần, mời các cụ ông, cụ bà trong làng và đi mời các thanh niên làng khác đã đến ném còn chuẩn bị bị uống rượu cần hai bên trai, gái trao nhau lễ vật bằng hình thức khặp giao duyên qua lại và mời chén rượu cùng nhau, đến khi uống rượu các cụ ông cụ bà được mời trước rồi đến các thanh niên được phân công uống từng cặp một do anh chắm tự phân công, sau khi uống xong thì khặp mới được lên se nếu không biết khặp có thể bắt phạt uống thêm, tuy nhiên đến nay đã không còn giữ được các những truyền thống như kể truyện, câu đó ném còn, nhảy sặp uống rượu cần vào ngày tết, khặp hát nhuốn đang còn nhưng dần mai mọt đi.
4.9. Tỉ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trong toàn xã 60%; Tỉ lệ số làng được công nhận là làng văn hóa 33%, cơ quan văn hóa đạt 50% (12/2016).
Một số hình ảnh đẹp về xã Thanh Hòa
( Cánh đồng lúa chín bên suối)
( Chiều hoàng hôn trên quê hương Thanh Hòa)
(Nguồn Lê Văn Tuyến VPTK Dân tộc UBND xã)
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289